Skip to content Skip to navigation

Báo cáo Thực hiện mô hình công trình số hóa các bia mộ Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
  • Nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của hội viên, sinh viên, thanh niên trường trong việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thông qua việc tổ chức hoạt động tình nguyện gắn với chuyên môn, hoạt động tình nguyện tại chỗ.
  • Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện tại chỗ; đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện gắn với chuyên môn nhằm xây góp phần quảng bá hình ảnh của trường.
  • Tạo môi trường thực tiễn sinh động để hội viên, sinh viên, thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.
II. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH:
  • Đây là công trình do HSV Thành phố Hồ Chí Minh khởi xướng khởi xướng thực hiện nhằm kỉ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017).
  • Website sử dụng nhằm mục đích tìm kiếm thông tin, vị trí các phần mộ của người thân, gia đình, đồng đội; tích hợp tiểu sử hình ảnh, tư liệu của các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục truyền thống.
  • Hỗ trợ giúp gia đình, thân nhân, đồng đội chủ động cung cấp những di vật, tư liệu, câu chuyện của các anh hùng liệt sĩ, tạo nguồn dự liệu phong phú cho công tác giáo dục. Công trình được cộng đồng xã hội ghi nhận về mục đích, ý nghĩa mang lại.
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC:
  • Công trình được thực hiện bởi các bạn sinh viên Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh trong chiến dịch tình nguyện Mùa hè Xanh 2017.
  • Các chiến sĩ đã phân công, thực hiện các vai trò khác nhau: thiết kế hình ảnh, bản đồ; thiết kế giao diện trang chủ, giao diện website nghĩa trang liệt sĩ TP. Hồ Chí Minh; xử lý cơ sở dữ liệu; xử lý tìm kiếm thông tin; xử lý thống kê, tổng hợp; thiết kế tính năng cho hệ thống. Thực hiện công tác đăng ký nền tảng kỹ thuật bao gồm tên miền (domain) và máy chủ VPS.
  • Ngoài ra, các bạn còn chuẩn bị thiết bị đi kèm nhằm hoàn chỉnh hệ thống máy tính tại Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố gồm: màn hình cảm ứng, máy tính có tốc độ xử lý phù hợp, loa âm thanh, máy in phiếu bản đồ, bàn kê thiết bị.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
  • Công trình được số hóa trên website nghiatranglietsi.gov.vn và cung cấp bộ thiết bị đầu cuối (máy tính, máy in) tại Phòng thờ Ban quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố, giúp thân nhân, gia đình, đồng đội, khách viếng … có thể tra cứu trực tiếp thông tin tìm kiếm và in bản đồ hướng dẫn đường đi đến phần mộ các anh hùng liệt sĩ.
  • Công trình thực hiện các chức năng:
+ Tích hợp toàn bộ dữ liệu các bia mộ của hơn 14.000 liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng tại Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố vào bản đồ số; + Hướng dẫn tìm kiếm theo chức năng (tên, quê quán, đơn vị,…) hoặc tìm kiếm thông tin trực tiếp theo địa điểm; + Hướng dẫn lộ trình đến các khu vực phần mộ tìm kiếm; + Tích hợp tiểu sử, hình ảnh, tư liệu của các anh hùng liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng phục vụ công tác giảng dạy, giáo dục truyền thống; + Hỗ trợ chức năng giúp gia đình, thân nhân, đồng đội chủ động cung cấp những di vật, tư liệu, câu chuyện của các anh hùng liệt sĩ, tạo nguồn dự liệu phong phú cho công tác giáo dục.
  • Đứng trước ngôi mộ với chiếc điện thoại kết nối Internet, người dân TP.HCM giờ có thể hiểu về một lớp người đã nằm xuống. Đó là công trình số hóa khoảng 14.300 bia mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ TP.HCM, đưa vào trang web và bản đồ trực tuyến, giúp người thân, đồng đội chia sẻ tin tức, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
  • Đơn vị đối ứng chưa hết mình trong khâu hỗ trợ tổ chức, khiến một số nội dung dự kiến còn chưa thực hiện được đầy đủ.
 
 VI. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
  • Mở rộng mô hình ra các nghĩa trang liệt sĩ khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.